Trần Bá Dương
Quản lý tài chính thông minh và đầu tư khôn ngoan là chìa khóa để xây dựng một tương lai tài chính ổn định và thịnh vượng Thanh Khoản Là Gì? Ý Nghĩa Thanh Khoản Quan Trọng Như Nào?
12/08/2023
Tìm hiểu Thanh khoản là gì? giúp bạn biết được ý nghĩa, công thức và cách tính thanh khoản trong lĩnh vực Chứng khoán – Tài chính – Ngân hàng – Bất động sản. Và khi hiểu rõ hơn thuật ngữ này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tác động của nó đến việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong các hoạt động đầu tư. Hãy cùng Haagrico tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Khái niệm về thanh khoản
Tính thanh khoản là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực tài chính, thể hiện mức độ lưu động của một tài sản bất kì có thể tham gia vào hoạt động mua – bán mà giá trị thị trường của nó không bị thay đổi nhiều.
Có thể hiểu đơn giản, tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản bất kì trên thị trường.
Tính lỏng, tính lưu động là cách gọi thường dùng để thay thế cho tính thanh khoản.
Ví dụ:
– Tiền tệ là tài sản có tính thanh khoản cao, do nó là phương tiện trao đổi hàng hóa một cách dễ dàng và hầu như không thay đổi giá trị.
– Các loại tài sản như chứng khoán, bất động sản, xe cộ, … có tính thanh khoản thấp hơn, bởi chúng phải mất công sức thời gian để đổi thành tiền tệ và có sự thay đổi giá trị đáng kể.
Ý nghĩa của thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản mang ý nghĩa quan trọng đối với sự vận hành của doanh nghiệp; các hoạt động của chủ nợ, ngân hàng, chủ đầu tư.
Đối với doanh nghiệp:
- Nắm rõ được tình hình trong việc thanh toán, nhờ đó kịp thời đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề liên quan một cách phù hợp.
- Phát hiện và xử lý rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn thỏa đáng, đảm bảo đúng hạn trong hoạt động vay nợ. Từ đó tạo được niềm tin vững chắc, sự uy tín trong mắt đối tác, nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp.
- Qua đánh giá tính thanh khoản, bộ phận lãnh đạo sẽ định hướng điều khiển hoạt động doanh nghiệp phù hợp, tối ưu nguồn tài chính và tăng lợi ích liên quan.
Đối với chủ nợ, ngân hàng, chủ đầu tư:
- Dựa vào tính thanh khoản của doanh nghiệp mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư đánh giá được rủi ro từ việc thanh toán các khoản nợ trong tương lai ở doanh nghiệp rồi đưa ra quyết định cho vay và đầu tư hay không.
- Giả sử doanh nghiệp đang có khoản nợ với ngân hàng thì buộc phải thanh lý tài sản để chi trả nợ. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp vay tiền thông qua hình thức thế chấp tài sản.
- Tính thanh khoản còn giúp nhà đầu tư có dữ liệu để đánh giá, phân tích và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp chẳng hạn như có nên đầu tư tiền vào hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó hay không.
Tài sản được phân loại theo tính thanh khoản như thế nào?
Dựa trên tính thanh khoản người ta thường phân tài sản thành 5 loại dưới đây:
- Tiền mặt: tài sản có tính thanh khoản cao nhất, vì có nhu cầu sử dụng cao, lưu thông liên tục, được xem như công cụ thanh toán trao đổi trực tiếp.
- Các khoản đầu tư trong thời gian ngắn như chứng khoán, cổ phiếu, đồng tiền điện tử,… : tài sản này có tính thanh khoản cao đứng thứ hai, vì chúng có thể được đổi ra tiền mặt khá nhanh chóng.
- Các khoản phải thu: tương đương với các khoản ứng trước và phụ thuộc vào thời hạn thanh toán khác nhau, trong nhiều trường hợp các khoản thu này thường phải kéo dài đến vài năm.
- Ứng trước trong thời gian ngắn: tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng tồn kho, đây là khoản ứng trước từ các ngành nghề khác nhau.
- Hàng tồn kho: được xếp vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, bởi nó rất mất thời gian và trải qua nhiều quy trình phức tạp (kiểm kê, vận chuyển, phân phối) mới được đổi ra tiền mặt.
Công thức tính thanh khoản là gì?
Có 3 loại tỷ số cơ bản sau đây thường được sử dụng để xác định tính thanh khoản đó là thanh khoản hiện thời, thanh khoản nhanh và thanh khoản tức thời.
Công thức cụ thể như sau:
- Tỷ số thanh khoản hiện thời tức là khả năng thanh toán nợ đến hạn, ngoài ra nó cũng thể hiện hệ số thanh toán vốn lưu động.
Tính toán tỷ số thanh khoản hiện thời = Số tài sản lưu động / khoản nợ ngắn hạn
Ví dụ: Tỷ số thanh khoản hiện thời
+ Nhỏ hơn 1: khả năng trả nợ kém, nguy cơ phá sản rất có thể xảy ra.
+ Lớn hơn 1: khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn tốt.
- Tỷ số thanh khoản nhanh là việc doanh nghiệp không cần xử lý hàng tồn kho vẫn có thể thanh toán được.
Tỷ số thanh khoản nhanh = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn = Tài sản lưu động – Số lượng hàng tồn kho
Ví dụ: Tỷ số trong thanh khoản nhanh
+ Nhỏ hơn 0.5: doanh nghiệp đang chi trả một cách khó khăn, thanh khoản thấp.
+ Lớn hơn 0.5: doanh nghiệp có khả năng chi trả tốt, thanh khoản cao.
- Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời tức chính là việc thanh toán bằng tiền mặt.
Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời = Nguồn vốn được tính bằng tiền / Khoản nợ ngắn hạn
Nguồn vốn bằng tiền bao gồm tiền đang chuyển, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Một số câu hỏi liên quan đến thanh khoản
Thanh khoản trong chứng khoán là như thế nào?
Trong chứng khoán, thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Ngoài ra, dòng lưu động này có tính thanh khoản cao bởi chúng có sẵn trong thị trường nhờ đó ta dễ dàng mua đi – bán lại và giá cả vẫn tương đối ổn định.
Thanh khoản ngân hàng như thế nào?
Thanh khoản ngân hàng chính là khả năng đáp ứng nhu cầu tiền của khách hàng ngay lập tức. Ví dụ điển hình là việc rút tiền gửi hoặc giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.
Có nhiều nguồn khác nhau tạo nên thanh khoản của ngân hàng . Chẳng hạn:
- Các khoản tiền gửi vào của khách hàng.
- Dịch vụ cung cấp của ngân hàng tạo ra các khoản phí.
- Khoản thu tín dụng.
Ngoài ra, nhu cầu tạo thanh khoản từ ngân hàng còn xuất phát từ một số hoạt động:
- Khoản tiền khách hàng rút về từ tiền đã gửi.
- Yêu cầu vay vốn không được khách hàng lựa chọn thực hiện.
- Người vay thanh toán toàn bộ các chi phí đã vay.
Bẫy thanh khoản là như thế nào?
Là mức lãi suất trên thị trường tại thời điểm đó rớt xuống mức quá thấp. Lúc này, người ta sẽ chọn giữ lại các tài sản dễ thanh toán nhiều hơn tài sản sinh lợi khác.
Những rủi ro về tính thanh khoản chứng khoán?
Khi nhà đầu tư sở hữu nhiều chứng khoán nhưng không thể bán ra được tức là tính thanh khoản chứng khoán xuất hiện rủi ro. Lúc này, họ buộc lòng phải bán ra với mức giá thấp hơn so với lúc mua vào và khó tránh khỏi tình trạng tài chính bị tổn thất.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới tính thanh khoản của chứng khoán:
- Con số tài chính: thể hiện tình hình của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách trực tiếp và cụ thể. Đối với các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao đồng nghĩa là họ làm ăn tốt, uy tín và ngược lại.
- Chính sách của Nhà nước: tất cả các doanh nghiệp đều phải chịu tác động từ Nhà nước trong mọi hoạt động.
- Tâm lý của các nhà đầu tư: khi thị trường khởi sắc họ sẽ ra tay chi tiền mua – bán nhiều hơn lúc sàn giao dịch giảm điểm.
Những giải pháp để quản lý rủi ro thanh khoản
Phương pháp nào giúp quản lý rủi ro thanh khoản? Dưới đây là một số kinh nghiệm đắt giá để hạn chế được rủi ro thanh khoản:
- Đánh giá tính thanh khoản: phân tích các vấn đề như thị trường, nguồn lực, tính chất của tài sản và những phạm trù liên quan trước khi quyết định rót vốn đầu tư.
- Hạn chế rủi ro: đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và đầu tư để phân tán các mối nguy cơ.
- Xây dựng quỹ dự trữ: dự trữ tiền mặt nhiều nhất có thể phòng khi xảy ra chuyện không mong muốn sẽ có nguồn lực kinh tế để ứng phó kịp thời.
- Phân tích thị trường: theo dõi, quan sát, đánh giá thị trường để sớm nhận ra thanh khoản có dấu hiệu xảy ra rủi ro.
Tính thanh khoản trong bất động sản
Khái niệm thanh khoản trong bất động sản
Tính thanh khoản của bất động sản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của bất động sản đó ngay khi cần thiết.
Ví dụ như: Bạn muốn bán một sản phẩm BĐS gấp trong thời gian ngắn và đã giao dịch thành công thì đó là BĐS có tính thanh khoản cao. Ngược lại nếu sản phẩm đó dù đã được rao với giá thấp hơn nhiều so với thị trường nhưng không có người mua thì nó có tính thanh khoản thấp.
Yếu tố nào có ảnh hưởng đến thanh khoản trong bất động sản?
Thông tin này vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư để “tham chiến” trên thị trường bất động sản và “giành thắng lợi”.
Câu trả lời cho câu hỏi này là cán cân cung – cầu trong thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng và mang tính quyết định trong đầu tư, bởi nếu dự án của bạn có lớn, có đẹp đến đâu đi chăng nữa nhưng lại không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng thì thanh khoản cũng không cao, lợi nhuận sẽ thấp.
Ngoài ra, còn các yếu tố khác tác động trực tiếp đến tính thanh khoản trong bất động sản phải kể đến:
- Vị trí bất động sản
- Giá bán BĐS trên thị trường
- Mức độ kết nối hạ tầng đối với khu vực của BĐS
- Hệ thống nội ích, ngoại khu của BĐS
- Chủ đầu tư của dự án, tiềm lực kinh tế, ..
- Môi trường sống, cộng đồng dân cư, giao thông, … tại khu vực
Tăng tính thanh khoản trong bất động sản căn hộ, nhà phố, đất nền bằng cách nào?
Thông thường các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng hai cách làm dưới đây để tăng tính thanh khoản trong bất động sản:
Chú trọng xây dựng & quảng bá thương hiệu:
Trước khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó nhà đầu tư hay khách hàng luôn có xu hướng tìm hiểu kỹ càng về mức độ uy tín của chủ đầu tư, cơ sở pháp lý dự án, giá cả trên thị trường, vv… để lựa chọn rót vốn. Chính vì thế, việc đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu sẽ tăng tính thanh khoản trong bất động sản và độ tin cậy trong mắt khách hàng.
Nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu
Thực tế cho thấy, đã có những dự án dù giá cả cao nhưng nhờ được đầu tư kỹ lưỡng, chăm chút về mặt tiện ích, cơ sở hạ tầng và giao thông thuận tiện nên kéo theo tính thanh khoản cao, hài lòng khách hàng.
Ngược lại, cũng có các dự án giá bán khá thấp lại không bán chạy vì đã không đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng từ đó sinh ra tính thanh khoản thấp. Và qua thời gian, nhà đầu tư sẽ không thanh khoản được dẫn đến chôn vùi nguồn vốn buộc họ phải chấp nhận rủi ro thua lỗ.
Kết luận:
Toàn bộ thông tin trên đây được tham khảo từ nhiều nguồn uy tín, hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về “Thanh khoản là gì” và vai trò của nó trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về tài chính cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm khi quyết định đầu tư. Mời bạn tiếp tục đồng hành cùng Haagrico ở những bài viết giá trị khác nhé!