GDP là gì? – Định nghĩa, cách tính và tầm quan trọng của GDP trong kinh tế

Trần Bá Dương
22/09/2023

GDP là gì? – Định nghĩa, cách tính và tầm quan trọng của GDP trong kinh tế

Khám phá GDP (Gross Domestic Product) là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh tế. Bài viết cung cấp định nghĩa, cách tính, và phân tích mối liên hệ giữa GDP với sự phát triển kinh tế

GDP được dùng để đánh giá một cách tổng quan về tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế hay tốc độ phát triển của một quốc gia. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2023 là 6,5%. Vậy GDP là gì? Ý nghĩa của nó ra sao? Được phân loại như thế nào? Và nó được tính như nào? GDP có ảnh hưởng như nào tới sự phát triển nền kinh tế? Để biết cách chính xác câu trả lời thì bạn đừng bỏ qua bài viết này của Haagrico nhé

GDP là gì?

Định nghĩa GDP

GDP là viết tắt của từ Gross Domestic Product dịch nghĩa tiếng việt là Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội

GDP được tính bằng giá thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một phạm vi nhất định tại 1 thời điểm cố định. GDP bao gồm những hàng hóa hữu hình và những dịch vụ vô hình (như những dịch vụ khám bệnh, dọn dẹp,…)

Mỗi quốc có chỉ số GDP khác nhau
Mỗi quốc có chỉ số GDP khác nhau

Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tổng quan sự tăng trưởng của một nền kinh tế ở một quốc gia tại thời điểm nhất định. GDP là chỉ số dùng để đo lường tổng giá trị thị trường. Trong đó giá thị trường biểu hiện số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các loại hàng hóa khác nhau. Do đó chỉ số này sẽ phản ánh giá trị của những loại hàng hóa này.

Tuy nhiên cần lưu ý GDP chỉ bao gồm giá trị hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và không bao gồm giá trị của những hàng hóa trung gian. Thêm nữa chỉ số này cũng chỉ bao gồm những hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong hiện tại, không bao gồm hàng hóa sản xuất trong quá khứ.

Ý nghĩa của GDP

GDP là thước đo dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vào một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh và thể hiện cách rõ ràng sự biến động của hàng hóa và dịch vụ.

GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi chỉ số GDP giảm dẫn theo đó là tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, dẫn đến tình trạng đồng tiền mất giá … Những ảnh hưởng tiêu cực này cũng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người dân.

Bên cạnh đó nhờ chỉ số này mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể đánh giá được tiềm năng phát triển của một quốc gia từ đó để đưa ra những quyết định đầu tư cho phù hợp.

  • Đo lường sức khỏe kinh tế: GDP là thước đo được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế và phản ánh một cách rõ ràng biến động hàng hóa, dịch vụ theo thời gian.
  • So sánh kinh tế giữa các quốc gia: Dựa vào chỉ số này thì Chính phủ có thể đo lường và so sánh sự phát triển giữa các quốc gia với nhau
  • Xác định xu hướng kinh tế: GDP phản ánh một cách rõ ràng hơn về thực trạng sản xuất kinh tế, xem xét vùng kinh tế, xu hướng kinh tế phù hợp
  • Đo lường hiệu quả kinh tế: GDP tăng thì chứng tỏ được nền kinh tế đang hoạt động tốt, GDP thấp chứng tỏ nền kinh tế đi vào suy thoái dẫn đến tình trạng thất nghiệp, trả lương thấp.
  • Xác định chính sách kinh tế: Khi xác định được rõ ràng thực trạng sản xuất kinh tế thì Chính phủ sẽ có những định hướng để tập trung phát triển vùng kinh tế hay những xu hướng kinh tế phù hợp. Và doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư đúng đắn.
  • Thu hút đầu tư nước ngoài: Khi GDP cao sẽ thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Phương pháp – Công thức tính chỉ số GDP

Cho đến hiện nay thì có 3 phương pháp tính GDP thông dụng và được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên dù tính theo cách nào thì kết quả vẫn giống nhau.

Phương pháp sản xuất

Nếu xét từ góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội (hay GDP) phản ánh tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định. Cũng bởi vậy mà phương pháp này được biết đến với tên là “phương pháp giá trị gia tăng”.

Công thức tính của phương pháp này như sau:

GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

hoặc

GDP = Giá trị sản xuất + thuế nhập khẩu – chi phí trung gian

Trong đó giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể hiểu là thu nhập của người sản xuất, khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất, giá trị thặng dư, thu nhập khác…..

Thuế nhập khẩu là tùy vùng lãnh thổ hay quốc gia định tính vào các hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về.

Phương pháp thu nhập

Xét theo góc độ thu nhập, GDP bao gồm thu nhập của người lao động ( bằng tiền hoặc hiện vật được quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định được dùng trong sản xuất, giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của đất nước.

GDP bao gồm thu nhập người lao động
GDP bao gồm thu nhập người lao động

Công thức này được tính như sau:

GDP = W + R + Ti + I + De + Pr

Trong đó:

  • W: Là tiền lương
  • R: Tiền thuê
  • Ti: Những khoản thuế dịch vụ, hàng hóa được bán trên thị trường, trợ cấp của chính phủ cho hoạt động sản xuất (hay còn gọi là thuế gián thu ròng)
  • I: Tiền lãi
  • De: Hao hụt tài sản cố định (khấu hao tài sản cố định)
  • Pr: Lợi nhuận

Phương pháp sử dụng cuối cùng

Phương pháp này còn được biết với tên khác là phương pháp sử dụng chi tiêu/ tổng chi tiêu. Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng khá nhiều.

Xét về góc độ sử dụng hay chi tiêu, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của một hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản (bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch giá xuất – nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một đất nước.

Công thức tính của phương pháp này như sau:

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

  • C: Là tổng giá trị cho cho các sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó
  • I: Là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư, các trang thiết bị máy móc điện tử
  • G: Là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
  • NX: Là cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng của nền kinh tế (được tính theo công thức sau: (N: Nhập khẩu) – (X: Xuất khẩu) )

Phân loại GDP

GDP được phân thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí khác nhau. Và đến hiện nay GDP được phân thành những loại hình: GDP danh nghĩa, GDP thực, GDP bình quân đầu người, GDP ngang giá sức mua.

Các loại hình GDP
Các loại hình GDP

GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa (hay còn gọi là Nominal GDP) là chỉ tiêu phản ánh sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tính theo giá của thị trường hiện tại. Chỉ tiêu này còn thể hiện sự thay đổi do lạm phát của nền kinh tế gây ra

Lưu ý GDP chỉ phản ánh mức độ tăng giá của sản phẩm, dịch vụ của thời gian hiện tại so với trước và không phản ánh số lượng

GDP thực

GDP thực tế hay còn được gọi là Real Gross Domestic Product, được viết tắt là Real GDP. Đây là chỉ tiêu được đánh giá dựa trên tổng sản phẩm/ dịch vụ trong nước đã được điều chỉnh với tốc độ lạm phát. Nếu lạm phát dương, thì GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa.

Công thức tính GDP thực tế:

GDP thực tế = GDP danh nghĩa/ hệ số giảm phát GDP

Ví dụ minh họa:

Giá hàng hóa đã tăng 20%, hệ số giảm phát = 1 + 0,2 = 1,2

GDP danh nghĩa là 50 tỷ USD

=> GDP thực = 50/ 1,2 = 41,7 tỷ USD

GDP bình quân đầu người

GDP được tính dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh bình quân trên đầu người trong một năm. GDP bình quân đầu người tỷ lệ thuận với đời sống, thu nhập của người dân ở quốc gia đó.

Tuy nhiên lưu ý điều này không đồng nghĩa với việc quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã có mức sống cao.

GDP bình quân đầu người được tính dựa theo công thức sau:

GDP bình quân đầu người = GDP quốc gia tại thời điểm đó / tổng số dân quốc gia vào cùng một thời gian.

GDP ngang giá sức mua (PPP)

Chúng ta đã biết GDP thực điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, một phương pháp tính toán thậm chí đi xa hơn, điều chỉnh GDP ngang giá sức mua. Phương pháp này giúp chuyển đổi GDP danh nghĩa thành một con số, từ đó dễ so sánh hơn giữa các quốc gia và các loại tiền tệ khác nhau.

Tác động của GDP với sự phát triển kinh tế

Mối liên hệ giữa GDP và phát triển kinh tế

GDP giúp ngân hàng trung ương đưa ra quyết định phù hợp
GDP giúp ngân hàng trung ương đưa ra quyết định phù hợp

GDP được coi là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua GDP các nhà đầu tư hay các nhà phân tích thị trường sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.

Ngoài ra việc sử dụng GDP cũng giúp ngân hàng trung ương dễ dàng xác định được các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ,… từ đó để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ

Hơn nữa, nhờ GDP cho phép đánh giá cơ cấu cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành và nhóm ngành kinh tế.

Với những ưu điểm trên, GDP đã trở thành một trong những chỉ tiêu hàng đầu giúp Chính phủ đánh giá và so sánh sự tăng trưởng các quốc gia trên thế giới.

Hạn chế của GDP

Đi kèm với ưu điểm thì GDP cũng có mặt hạn chế. Theo đó chúng ta cần phải hiểu GDP không phải chỉ tiêu chuẩn để đo lường mức sống. Và nó chỉ phản ánh một cách tương đối mức sống của người dân thôi.

Bên cạnh đó chỉ số GDP cũng không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất tự cung, tự cấp, không xem xét các hoạt động trung gian mà chỉ xem xét trên hoạt động hàng hóa cuối cùng. Đồng nghĩa với việc GDP cao chưa chắc mức sống của người dân cao và ngược lại.

So sánh GDP với các chỉ số kinh tế khác

Chỉ số GDP so với GNI

Nếu như GDP phản ánh giá trị của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định thì GNI lại phản ánh tổng thu nhập của một quốc gia trong khoảng thời gian cụ thể

Như vậy có thể thấy 2 chỉ số này liên hệ mật thiết với nhau. Quan hệ mật thiết này được thể hiện ở việc tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ( hay còn gọi là GNI/ người ). Đây là điều kiện cần để thực hiện phát triển con người.Nếu giữa GDP và GNI không có sự khác nhau thì đó là một nền kinh tế đóng cửa.

Chỉ số GDP và HDI

Đầu tiên ta cần biết HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chứ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới.

Phát triển con người được phản ánh qua chỉ số HDI, là một trong những mục tiêu cuối cùng của phát triển

Con người càng phát triển sẽ có tác động ngược trở lại từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP

Ảnh hưởng yếu tố dân số và lao động lên GDP
Ảnh hưởng yếu tố dân số và lao động lên GDP
  • Đầu tư: Yếu tố này cũng có tên gọi khác là FDI (Foreign Direct Investment). Đây là chỉ số phản ánh các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó bao gồm tiền, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất,… Đây được coi là hình thức đầu tư dài hạn của các nhân hay tổ chức nước này vào nước khác.
  • Tiêu dùng: Tiêu dùng Chính phủ ảnh hưởng khá lớn đến GDP một phần do tiêu dùng chính phủ chiếm tỷ trọng lớn. Tiêu dùng tư nhân trong ngắn hạn có tác động tích cực nhưng với dài hạn nó lại ảnh hưởng khá tiêu cực đến GDP. Do đó mà tăng cường tiêu dùng trong nền kinh tế không chỉ tăng quy mô tiêu dùng mà còn phải tái cơ cấu và định hướng tới tiêu dùng nội địa nhiều hơn
  • Xuất khẩu và Nhập khẩu: Hàng xuất khẩu được hiểu là những hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng bán ra cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Hàng nhập khẩu là hàng được sản xuất ở nước ngoài nhưng được mua phục vụ tiêu dùng nội địa. Như vậy hàng xuất khẩu giúp làm tăng GDP, còn hàng nhập khẩu loại trừ khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình, hãng kinh doanh đã mua và tiêu dùng.
  • Sản xuất công nghiệp và dịch vụ: Sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của sản xuất công nghiệp. Vì vậy chúng ta có thể coi sản xuất công nghiệp là cốt lõi, các phân ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất phải luôn luôn đồng hành cùng sản xuất và tạo giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp. Từ đó dẫn tới tăng trưởng GDP.
  • Chính sách tài khóa và tiền tệ: Vị thế kinh tế của một quốc gia được theo dõi kiểm soát bởi chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý. Người tạo chính của chính sách tiền tệ là ngân hàng trung ương, mục tiêu của chính sách này ổn định giá cả, tăng trưởng GDP. Còn chính sách tài khóa hướng nền kinh tế đến một mức sản lượng và việc làm mong muốn
  • Công nghệ và cơ sở hạ tầng: Nếu như chỉ tăng thêm lao động thì con người không thể có quá trình phát triển nhanh chóng như vậy được, đó cũng nhờ sự góp mặt của công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất sẽ cho phép cùng một lượng lao động như nhau nhưng có thể tạo ra sản lượng cao hơn nhờ sự giúp đỡ của máy móc công nghệ. Công nghệ phát triển như vũ bão sẽ góp phần phần gia tăng hiệu quả của sản xuất
  • Dân số và lao động: Đây được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng. Theo đó dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất, đồng đồng thời đây cũng là nhân tố tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra. Tổng dân số là một trong những giá trị quan trọng để có thể xác định được GDP. Khi dân số tăng nhanh thì thu nhập đầu người càng thấp. Thông qua đó có thể hiểu GDP và dân số là mối quan hệ mật thiết không thể tách rời.
  • Chính trị và xã hội: Thực tế ở nhiều quốc gia có thể thấy được rằng, nếu xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, tiến bộ và công bằng xã hội không được giải quyết thì khả năng ổn định để đạt tăng trưởng kinh tế cao dường như rất thấp. Hơn nữa nếu vấn đề xã hội xảy ra biến động thì những thành tựu tăng trưởng kinh tế cao cũng vì thế bị xóa sạch. Vì vậy chính trị và xã hội cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến GDP.

Kết luận

Như vậy bài viết trên này Haagrico đã cập nhật cho các bạn tất cả các thông tin về GDP bao gồm GDP là gì và tầm quan trọng của nó trong việc đánh giá phát triển của một nền kinh tế của quốc gia. Việc thực hiện so sánh GDP với các chỉ số liên quan khác sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung và hiểu rõ hơn. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp ích cho các bạn, nếu có bất cứ thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ để có được câu trả lời một cách nhanh chóng và chính xác nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường của mình.